Cách chơi Tứ sắc đơn giản từ A đến Z tại nhà cái 7live

Từ sắc là bộ môn rất được ưa chuộng, đặc biệt là những người lớn tuổi. Trước khi có những trò chơi bài Tây thì ông bà ta thường chơi bộ môn này vào mỗi dịp hội họp xóm, làng. Tuy nhiên, ngày nay lại không có nhiều bạn trẻ biết cách chơi Tứ sắc. Những ký tự chữ Hán, nhiều màu sắc khiến hầu hết người chơi đều nghĩ bộ môn này rất phức tạp. Thế nhưng sự thật thì lại hoàn toàn trái ngược. Tứ sắc thực chất rất dễ chơi lại vô cùng thú vị. Nhà cái 7Live Club sẽ hướng dẫn cách chơi từ A đến Z dưới đây.

Giới thiệu về bài Tứ sắc

Tứ sắc thường được chơi bởi các lão làng
Tứ sắc thường được chơi bởi các lão làng

Để nắm bắt được cách chơi Tứ sắc thì anh em nên tìm hiểu rõ về trò chơi này. Tứ sắc còn được gọi là bài Tàu, bài 4 màu,… Mỗi nơi sẽ có từng cách gọi riêng như tên gọi chuẩn nhất vẫn là Tứ sắc. Trò chơi này đã có từ rất lâu, trước khi cả những bộ môn bài Tây du nhập về Việt Nam.

  • Bộ bài sẽ chia thành 4 màu tương ứng với 4 đạo quân.
  • Và những lá bài sẽ là những quân lính với các quân Tướng, Sĩ, Tượng, Tốt, Mã, Pháo, Xe như trong cờ tướng.
  • Mục đích của trò chơi này chính là làm tròn bài, tạo ra nhiều bộ / combo bài, không thừa lại bất kỳ lá bài rác nào.

Tuy nghe rất đơn giản, dễ chơi nhưng lại rất ít người đạt được đến trình độ “cao thủ” khi chơi bài tứ sắc. Tứ sắc đòi hỏi người chơi phải có sự am hiểu, kỹ thuật, chiến thuật và một chút may mắn. Ngược lại, nếu anh em không rõ những quy tắc cơ bản như cách đánh, làm tròn bài, tính điểm,… thì sẽ rất khó thắng. Chính vì thế chúng mình sẽ bật mí mọi thứ từ cơ bản đến nâng cao trong những phần nội dung tiếp theo đây.

>>> Xem thêm: Kèo Handicap là gì? Cách tính tiền kèo Handicap tại 7live

Những thứ cần biết trước khi học cách chơi Tứ sắc

Cách chơi Tứ sắc không khó, anh em chỉ cần hiểu và nắm rõ những quy tắc bên dưới đây:

Bộ bài Tứ sắc

Bộ bài tứ sắc có tổng cộng 112 quân
Bộ bài tứ sắc có tổng cộng 112 quân

Thứ khiến nhiều anh em khó tiếp cận với bài tứ sắc nhất chính là bộ bài. Những lá bài có tổng cộng 4 màu sắc và tổng cộng 112 lá bài. Mỗi màu sẽ có 24 lá tương ứng với các quân Tướng, Sĩ, Tượng, Mã, Pháo, Xe, Tốt. Mỗi quân sẽ có chỉ có 4 lá tương ứng với 4 màu. Chúng mình sẽ tóm tắt trong bảng dưới đây để anh em dễ phân biệt:

Đạo quân/ Màu Trắng Xanh Vàng Cam
Tướng (帥) 4 lá 4 lá 4 lá 4 lá
Sĩ  (仕) 4 lá 4 lá 4 lá 4 lá
Tượng  (相) 4 lá 4 lá 4 lá 4 lá
Xe (俥) 4 lá 4 lá 4 lá 4 lá
Pháo (炮) 4 lá 4 lá 4 lá 4 lá
Mã (兵) 4 lá 4 lá 4 lá 4 lá
Tốt (卒) 4 lá 4 lá 4 lá 4 lá
Tổng 28 lá 28 lá 28 lá 28 lá

>>> Xem thêm: Bài chắn là gì? Hướng cách chơi chắn cho người mới bắt đầu

Cách tổ chức bàn chơi

  • Một bàn chơi Tứ sắc chuẩn sẽ có tối đa 4 người chơi và tối thiểu là 2 người. Bộ môn này không phân biệt tuổi tác, giới tính, ai cũng có thể tham gia như một hình thức giải trí trong các dịp lễ, hội họp. Chứ không nhất thiết chỉ dành cho các già làng, người lớn tuổi.
  • Mỗi người chơi sẽ được chia 20 lá bài, duy nhất chủ bàn hoặc người vừa chiến thắng được chia 21 lá. Đồng thời, chủ bàn hoặc người chiến thắng ván trước cũng là người đánh đầu tiên.
  • Lượt đánh tính theo chiều kim đồng hồ, người ngồi bên tay phải chủ bàn / người thắng ván trước sẽ đánh tiếp theo.

Các khái niệm cần biết

Khi học cách chơi bài Tứ sắc thì bạn nên nắm rõ một số khái niệm, thuật ngữ cũng như cách tính điểm bài. Chi tiết như sau:

Chẵn

Chẵn là thuật ngữ cơ bản nhất mà bạn cần phải biết khi chơi Tứ sắc. Cụ thể, bài sẽ được gọi là chẵn khi thỏa mãn những điều kiện dưới đây:

  • Combo 2 đến 4 lá bài giống nhau và cùng màu thì sẽ gọi là chẵn.
  • Riêng quân Tốt thì không cần giống nhau, bạn có từ 2 lá trở lên thì đã có thể gọi là chẵn. Điển hình như anh em có quân Tốt xanh, Tốt đỏ thì sẽ được xem là chẵn.
  • Trong sảnh 20 lá bài, anh em bắt buộc phải có ít nhất 1 quân Tướng trở lên.

Bên cạnh đó, bài Chẵn cũng được chia thành nhiều loại khác nhau, cụ thể như sau:

Học cách chơi tứ sắc thì phải biết làm tròn bài
Học cách chơi tứ sắc thì phải biết làm tròn bài
  • Khạp: là combo 3 lá bài giống nhau, cùng màu. Ví dụ như: Pháo trắng, Pháo xanh, Pháo cam thì gọi là khạp.
  • Quằn: là combo 4 lá bài giống nhau, cùng màu. Ví dụ như: Mã trắng, Mã xanh, Mã cam, Mã vàng thì gọi là Quằn.
  • Khui: Là lá bài bạn có thể ăn để kết hợp cùng bộ Khạp để tạo thành Quằn. Ví dụ: trên tay anh em đang có Xe trắng, Xe xanh, Xe cam (còn thiếu Xe vàng). Nếu đối thủ đánh lá Xe vàng xuống và bạn ăn quân đó thì quân bài vừa được bạn ăn sẽ gọi là Khui.

Lẻ

Lẻ là combo 3 lá Tướng – Sĩ – Tượng hoặc Mã – Pháo – Xe cùng màu. Ví dụ:

  • Tướng cam – Sĩ cam – Mã cam thì sẽ gọi là bộ lẻ.
  • Mã xanh – Pháo xanh – Xe xanh thì sẽ gọi là bộ lẻ.

Rác / Cu ki

Những lá bài thừa, không thể kết hợp thành bộ chẵn hoặc lẻ thì sẽ được gọi là Rác hoặc Cu Ki. Bạn sẽ lần lượt đánh những quân bài này trong mọi lượt nếu cảm thấy không thể chờ đợi để tạo thành bộ chẵn / lẻ.

Những khái niệm khác

Trong tứ sắc có rất nhiều khái niệm quan trọng
Trong tứ sắc có rất nhiều khái niệm quan trọng

Ngoài những khái niệm quan trọng bên trên, bên dưới đây cũng là một vài thuật ngữ được sử dụng rất phổ biến trong cách chơi Tứ sắc:

  • Tỳ: Là lá bài thứ 21 mà chủ bàn hoặc người vừa thắng trước đó sẽ đánh ra đầu tiên.
  • Nọc: Là bộ bài còn thừa ra sau khi đã chia bài cho toàn bộ người chơi trước đó. Bộ nọc sẽ được đặt ở chính giữa bàn, người chơi sẽ rút bài từ bộ nọc nếu không thể ăn bài của người khác trong lượt đánh.

Cách chơi Tứ sắc

Nếu đã nắm rõ được tất cả những điều quan trọng bên trên thì bạn sẽ có thể biết cách chơi Tứ sắc rất dễ dàng thông qua hướng dẫn dưới đây:

Trình tự ván đấu

Cách chơi bài tứ sắc không quá phức tạp
Cách chơi bài tứ sắc không quá phức tạp

Trong một ván tứ sắc, trò chơi sẽ được diễn ra theo trình tự như sau:

  • Chủ bàn hoặc người vừa thắng ván trước sẽ chia bài cho tất cả người chơi 20 lá. Chỉ riêng bản thân họ sẽ phải nhận tổng cộng 21 lá. Những lá còn lại sẽ được đặt ở giữa bàn để làm bộ nọc.
  • Chủ bàn hoặc người vừa thắng sẽ đánh lá bài đầu tiên (gọi là Tỳ).
  • Người ngồi bên tay phải họ sẽ đánh lượt tiếp theo. Khi tới lượt, người chơi có thể ăn lá Tỳ đó nếu tạo ra được bộ chẵn / lẻ khi kết hợp với bài trên tay. Đồng thời, người chơi sẽ phải bỏ 1 lá bài rác xuống. Còn nếu không ăn được thì bạn phải đánh 1 lá bài rác và rút 1 lá từ bộ nọc.
  • Tất cả người chơi sẽ lành lượt đánh như thế cho đến khi có người chiến thắng, làm tròn bài trên tay (không còn lá rác nào). Những ai bị thua sẽ phải tính điểm và đền cược cho người về nhất.
  • Trong trường hợp, không có bất kỳ người chơi nào về và bộ nọc chỉ còn duy nhất 7 lá thì ván bài sẽ kết thúc. Khi này kết quả chung cuộc là hòa, không ai chiến thắng.

Lưu ý: Trong trường hợp bạn đánh lượt  thứ 2, sau người về nhất ở ván trước đó thì khi có thể ăn được Tỳ thì anh em bắt buộc phải ăn. Nếu mọi người có bài nhưng lại không chịu ăn lá Tỳ đó và để người khác chiến thắng; thì sẽ bị phạt đền làng, chung cược thay cho tất cả các người chơi khác.

Lưu ý về cách tính điểm

Khi ván bài đã kết thúc thì anh em còn phải tính điểm để xem có ai phạm luật hay không. Chi tiết như sau:

  • Đôi = 0 lệnh.
  • Tướng = 1 lệnh.
  • 3 con khui = 1 lệnh.
  • 4 con khui = 6 lệnh.
  • Khạp = 3 lệnh.
  • Quằn = 8 lệnh.
  • 4 con chốt khác màu = 4 lệnh.
  • Tới = 3 lệnh.

Nếu người chơi kết thúc với tổng điểm là số chẵn thì sẽ tính là vi phạm luật và bị phạt thêm cược.

Cách chơi Tứ sắc không quá phức tạp đúng không nào, việc của bạn chỉ là bỏ bài rác, lấy bài mới để làm tròn bài mà thôi. Nếu biết chơi và thành thạo thì anh em chắc chắn sẽ bị nghiện đấy. Hãy cùng thử trải nghiệm bài tứ sắc tại 7live.club.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.